Gạch không nung, gạch Block không sử dụng đất sét để sản xuất. Gạch không cần nung ở nhiệt độ cao và không sử dụng than đốt. Gạch không nung còn được hình thành từ các phản ứng hoá đá trong hỗn hợp vật liệu.
Các loại gạch không nung bao gồm: gạch bê tông nhẹ AAC hay gạch bê tông khí chưng áp, gạch bê tông bọt, gạch block, xi măng cốt liệu v.v… Đây là bài viết về gạch không nung, gạch Block từ năm 2017.
Trải qua tháng năm dài, những công trình đã và đang đẩy mạnh việc sử dụng gạch không nung, gạch Block trong xây dựng.
Đây cũng là chủ trương phát triển của ngành xây dựng khi đẩy mạnh việc sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường. Đồng thời, theo quy định sử dụng vật liệu không nung của Bộ Xây Dựng, đây cũng là xu hướng phát triển bắt buộc chung.
Thông tư số 13 tháng 12 năm 2017 của BXD và mới đây là Quyết Định số 2171/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ đã chính thức đẩy mạnh, ưu tiên số 1 cho sản phẩm gạch không nung đối với các công trình.
Gạch Không Nung Đồng Nai tự hào là đơn vị đi đầu và phát triển gạch không nung, gạch AAC Block tại Việt Nam. Với các sản phẩm cao cấp trong phân khúc không nung, chúng tôi xin được cập nhật chi tiết lại bài viết này để phù hợp với tình hình xây dựng chung hiện nay.
Gạch không nung là các loại gạch xây không sử dụng phương pháp nung đốt để sản xuất. Các nguyên liệu thường sử dụng từ xi măng, cát, đá dăm và phụ gia polymer cần thiết. Đồng thời, việc sản xuất luôn ưu tiên sử dụng các vật liệu tái chế như tro bay từ xỉ than nhiệt điện v.v…
Gạch không nung không sử dụng tài nguyên đất sét từ đất nông nghiệp để sản xuất như gạch đỏ. Đúng như tên gọi không nung và nung, từ nung ở đây là chỉ quá trình nung đốt trong lò dưới nhiệt độ cao.
Các lò gạch truyền thống vẫn sử dụng phương pháp này và tốn lượng lớn đất sét tài nguyên, củi than để đốt lò. Lượng khí thải ra trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường và tăng hiệu ứng nhà kính. Gạch không nung được sản xuất một cách nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Các nguyên vật liệu được phối trộn với nhau và đưa vào khuôn đúc. Quá trình sản xuất có thể áp dụng phương pháp máy ép dưới áp lực cao hoặc ủ lưu hóa. Còn cao cấp hơn thì đưa vào dây chuyền tự động hóa kết hợp chưng cất trong nồi hấp với áp suất cao của hơi nước bão hòa như gạch AAC Block.
Gạch Block cũng là một tên gọi phổ biến của dòng gạch không nung. Gạch Block làm từ xi măng, cát, tro bay, đá dăm và công nghệ sản xuất bằng đùn ép hoặc chưng áp. Đây là tên gọi ngắn gọn và dễ hiểu để người sử dụng dễ dàng phân biệt với gạch đỏ, gạch nung.
Gạch Block có kích thước dạng hình khối khổ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào loại gạch Block tương ứng. Trong đó chúng ta có thể đưa ra hai loại để dễ phân biệt: Gạch Block nặng và Gạch Block nhẹ.
Thường được sản xuất bởi công nghệ máy ép gạch dưới áp lực cao. Các nguyên liệu từ xi măng, cát, đá dăm, xỉ than v.v.. được trộn trong khuôn đúc gạch Block. Sau đó máy ép gạch không nung sẽ tác dụng áp lực cao để định hình và tạo sự liên kết của từng viên gạch.
Đặc điểm của gạch này có trọng lượng nặng, thậm chí nặng hơn gạch đỏ là đằng khác. Vi dụ như các loại gạch xi măng cốt liệu có trọng lượng lên tới 2100 kg/m3 so với gạch đỏ đặc là 1800 kg/m3.
Loại gạch này có đặc điểm nổi bật từ kích thước dạng khổ lớn. Trọng lượng của các viên gạch nhẹ hơn rất nhiều so với gạch đỏ. Các nguyên liệu sản xuất từ xi măng Portland, cát, phụ gia tạo bọt, bột nhôm, sợi PP gia cường v.v…
Hỗn hợp được trộn và đưa vào khuôn đúc gạch khổ lớn và cần thời gian ủ lưu hóa. Trong thời gian này các phản ứng hóa học giữa các nguyên liệu diễn ra và hình thành nên cấu trúc dạng bọt khí. Thể tích của từng viên gạch Block cũng trương nở ra.
Đối với công nghệ hiện đại sẽ được kết hợp dây chuyền chưng cất trong áp suất hơi nước bão hòa suốt 12h. Đây là dòng gạch AAC Block nổi tiếng từ bê tông khí chưng áp trên toàn thế giới.
Trọng lượng của loại gạch không nung nhẹ này từ 600 kg/m3 đến 800kg/m3. So với gạch đỏ là 1800kg/m3, chúng ta thấy rõ sự chênh lệnh giữa nặng và nhẹ một cách rõ ràng.