Gạch không nung hay chúng ta còn gọi là gạch Block, gạch blốc, gạch bê tông, gạch block bê tông,.... được sử dụng rất phổ biến trên thế giới nhưng do mới du nhập ở Việt Nam thời gian gần đây nên tỷ lệ người sử dụng vẫn còn thấp
Gạch không nung là một trong những sản phẩm được ứng dụng cho các công trình xây dựng có từ 6000 năm trước, thời điểm đó gạch không nung là một dạng được phơi nắng
Trên thế giới đã sử dụng rộng rãi gạch block không nung từ rất lâu - thời gian đó là gần 100 năm với tỉ lệ sử dụng gạch block không nungtrong xây dựng nhà cao tầng khoảng từ 70 đến 75%.
Tại Trung Quốc đã cấm sử dụng đất canh tác để làm gạch, mặc dù vẫn sử dụng gạch không nung nhung gạch nung lại được sản xuất ra từ các vật liệu sau:
Đá sét nghiền nhỏ, với kích thước hạt là < 3mm và than bùn; đó là công nghệ hoàn toàn không dùng đất sét, đất canh tác để sản xuất gạch nung.
Công trình sẽ giảm được chi phí xây dựng từ 7 đến 10% chi phí khi xây thô từ gạch đất nung bằng gạch block nhẹ. Sử dụng gạch không nung không những đảm bảo được độ bền, tiến độ thi công cũng được dễ dàng hơn, nếu áp dụng vật liệu mới này thì số tiền tiết kiệm được từ gạch không nung có thể lên tới hàng ngàn tỷ.
Tại Việt Nam, nhận rõ nhiều tiến bộ của gạch block không nung, từ năm 2001, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Vật liệu xây dựng (VLXD) VN đến năm 2010 tỷ lệ vật liệu khung nung (VLKN) phải chiếm 30% trên tổng số vật liệu xây.
Tuy nhiên, sau đó không ít các doanh nghiệp và chủ đầu tư quan ngại vì thời điểm lúc đó rất thiếu nguồn cung, ngoài ra giá gạch không nung cũng khá cao so với mặt bằng chung và nhà thầu thiếu thông tin hướng dẫn nên chưa mặn mà với loại vật liệu này.
Vì vậy đến năm 2008, con số này chỉ đạt 8,5%, chủ yếu là phát triển gạch không nung cốt liệu xi măng, mạt đá, cát,.....
Gạch không nung đã được thế giới sử dụng các đây hơn 40 năm nhưng ở Việt Nam thì còn quá mới mẻ, chứng tỏ nhiều ưu thế vượt trội về kinh tế và bảo vệ môi trường.
Ở Trung Quốc, Malaysia, các nước khối EU…, tỷ lệ gạch block không nungđã thay thế trên 50% gạch đất sét nung và tỷ lệ này ngày một cao.
Gạch block không nung được làm từ một loại hỗn hợp vữa lấy xi măng làm chất kết dính, cốt liệu và nước.Hỗn hợp này được đóng khuôn và bảo dưỡng (phơi khô trong không khí), sau đó viên gạch có thể đem sử dụng.
Ở Việt Nam, sản xuất gạch block không nung chủ yếu lấy bột đá làm cốt liệu.Sản phẩm này là phế thải có rất nhiều ở các địa điểm khai thác nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác, ví dụ như các nhà máy xi măng, các mỏ đá xây dựng, bột đá vôi.
Một trong những vấn đề mấu chốt mà các chủ đầu tư, nhà thầu và thiết kế quan tâm trong việc xây các dự án cao tầng là không ngừng nâng cao chất lượng công trình trong khi vẫn đảm bảo chi phí đầu tư, xây dựng dự án.
Đây là một trong những loại gạch phổ biến nhất, chiếm gần 80% thị phần gạch block không nung tại Việt Nam.
Đến nay đã có hơn 1500 dây chuyền có công suất dưới 7 triệu viên/năm, khoảng trên 100 dây chuyền có công suất trên 7 – 40 triệu viên/năm. Cuối năm 2014, phạm vi cả nước đã đầu tư dây chuyền có công suất khoảng 5,2 tỷ viên.
Theo dự báo của Bộ Xây dựng, đến năm 2020 công suất sản xuất gạch không nung phải tăng thêm 8,2 tỷ viên quy tiêu chuẩn (QTC).
Giả sử công suất mỗi dây chuyền máy ép gạch Block không nung của Khang Thành Lợi là 1 - 3 triệu viên (lấy trung bình 2 triệu viên) thì số lượng dây chuyền cần thêm là hơn 40.000 dây chuyền. Một con số khổng lồ cho thị trường Việt Nam.